Cũng giống như các ngành nghề khác, ngành dệt may của Việt Nam hiện nay đang phải gánh chịu rất nhiều áp lực và thách thức trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết sau đây sẽ phân tích những khó khăn về nguồn nhân lực ngành dệt may hiện nay.
Với ngành dệt may của Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, bao gồm:
Thiếu nguồn nhân lực ngành dệt may chất lượng cao
Lực lượng lao động ngành dệt may đang đối diện với vấn đề thiếu hụt nguồn lực lao động chất lượng cao. Đặc biệt, với sự biến động của thị trường và nhu cầu của các doanh nghiệp, việc tuyển dụng và giữ chân nhân lực chất lượng cao là thách thức lớn. Các doanh nghiệp dệt may phải chú trọng đầu tư vào công tác đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề của nhân viên để giúp đảm bảo nguồn nhân lực ngành dệt ma và hoạt động sản xuất ổn định.
Đa dạng về ca làm việc, vùng sản xuất và chính sách lương
Ngành dệt may hiện nay của Việt Nam có đặc thù là số lượng nhân lực đông, ca làm việc đa dạng và rất nhiều khu vực sản xuất. Điều này vô tình gây ra sự phức tạp trong công tác quản lý nhân sự, tính công lương thưởng cho nhân viên. Các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào hệ thống quản lý nhân sự hiện đại để có thể giúp giảm bớt công việc tính lương thủ công. Đồng thời đảm bảo tính chính xác và tránh sai sót có thể xảy ra.
Khó khăn trong quá trình quản lý chất lượng công việc
Quản lý nhân sự trong ngành dệt may hiện nay Việt Nam đôi khi gặp khó khăn trong quá trình đánh giá và quản lý chất lượng công việc của công, nhân viên. Theo đó, với số lượng lớn nhân viên, quản lý sẽ không thể đánh giá và kiểm soát từng cá nhân hoặc phân xưởng một cách hiệu quả. Điều này đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp dệt may chắc chắn phải chú ý đầu tư vào các hệ thống đánh giá hiệu quả. Đồng thời đào tạo nhân viên để nâng cao tác phong làm việc, đội nhóm cũng như là hiệu quả sản xuất.
Ngoài ra, với tình hình cạnh tranh gay gắt và hội nhập toàn cầu, ngành dệt may của Việt Nam hiện nay đang đối mặt với áp lực lớn để duy trì sự phát triển và cũng như tham gia vào chuỗi giá.
Chính sách lao động và phúc lợi nhân viên
Với một số lượng rất lớn nhân viên làm việc trong ngành dệt may, việc đáp ứng các quy định về lương thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ ngơi, thai sản với nữ giới, phúc lợi công nhân viên là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp dệt may.
Đôi khi, việc áp dụng chính sách lao động và phúc lợi theo quy định của pháp luật có thể đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn, đồng thời phải đảm bảo tính công bằng và theo đúng quy định của pháp luật lao động.
Công nghệ và tự động hóa – Thách thức cho nguồn nhân lực ngành dệt may
Với công nghệ số ngày càng tiến bộ, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may thì việc áp dụng tự động hóa trong sản xuất ngày càng phổ biến. Điều này đồng nghĩa với việc đó là một số công việc lao động đơn giản, định tính có thể được thay đổi, thay thế hoàn toàn bằng máy móc từ đó dẫn đến giảm bớt nhu cầu tuyển dụng lao động truyền thống.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chú trọng và cấp thiết đưa ra các giải pháp phù hợp để quản lý nhân sự trong bối cảnh công nghệ và tự động hóa ngày càng phát triển.
Như vậy, trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để có thể giúp tăng năng suất lao động, bên cạnh việc quy hoạch tổng thể đối với ngành Dệt may thì các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành dệt may để từng bước hiện đại hóa các khâu đã lựa chọn như là: Nâng cao trình độ cán bộ quản lý kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, áp dụng công nghệ in 3D để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng,…